Trang Thông tin điện tử

Thị trấn Bình Minh - Huyện Kim Sơn

Thứ năm, 09/05/2024

Triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Thứ năm, 12/09/2019

Triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi


Chiều 09/9, tại phòng họp số 1 UBND huyện, đồng chí Đỗ Hùng Sơn – Phó Bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tới lãnh đạo các phòng chuyên môn, chủ tịch UBND các xã: Chất Bình, Đồng Hướng, Kim Chính, Thượng Kiệm, Lưu Phương, Yên Lộc, Lai Thành, Định Hóa, Văn Hải, Kim Tân

 

Quang cảnh hội nghị

 

Theo báo cáo của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ 22/8/2019 đến nay tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện tiếp tục diễn biến phức tạp có chiều hướng lây lan mạnh, số lượng lợn bị tiêu hủy vì bệnh dịch tăng cao đột biến tập trung chủ yếu ở các xã: Lai Thành, Yên Lộc, Lưu Phương, Định Hóa. Tính đến hết 07/9, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 24/27 xã, thị trấn ở 94 thôn, xóm với 214 hộ chăn nuôi có lợn bị mắc bệnh, số lợn đã tiêu hủy 4.152 con, trọng lượng 250.171kg.

 

Nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng người dân trong việc thực hiện các giải pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi nên sau 30 ngày kể từ thời điểm xảy ra dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn các xã: Xuân Thiện, Hồi Ninh, Kim Định, Như Hòa, Hùng Tiến, Ân Hòa, Quang Thiện, Đồng Hướng, Thượng Kiệm, Yên Mật, Định Hóa, Văn Hải, Kim Tân, Kim Mỹ, Cồn Thoi, Kim Đông, Tân Thành, Lưu Phương và Thị trấn Bình Minh…không phát sinh thêm ổ dịch mới. UBND huyện đã ban hành quyết định về việc công bố hết dịch bệnh tả lợn châu Phi tại 19 địa phương trên. Tuy vậy đã có 6 xã là: Thượng Kiệm, Văn Hải, Lưu Phương, Kim Tân, Định Hóa và Đồng Hướng công bố hết dịch nhưng sau đó lại tái phát dịch. Nguyên nhân chủ yếu do một số yếu tố sau: Các hộ chăn nuôi chưa hiểu rõ về tác hại của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, dịch tạm lắng nên chủ quan, lơ là trong công tác phòng bệnh. Giá lợn thời gian qua tăng cao nên các hộ chăn nuôi có xu hướng tái đàn tăng nhưng lại không tuân thủ các quy định của Nhà nước. Mức hỗ trợ cho các chủ hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy thấp hơn nhiều so với giá thị trường nên người chăn nuôi thường bán chạy lợn ốm dẫn đến dịch bệnh lây lan. Công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại một số xã chưa quyết liệt, chủ quan, chưa thực hiện tốt công tác quản lý tái đàn tại các hộ chăn nuôi có lợn đã bị bệnh.

 

Kết luận hội nghị, đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Đỗ Hùng Sơn nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm cấp bách hiện nay:

 

Đối với UBND các xã, thị trấn: Tăng cường công tác theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn lợn, khi có hiện tượng lợn bị ốm, chết không rõ nguyên nhân phải báo cáo ngay với Trạm chăn nuôi và thú y để có biện pháp hướng dẫn kịp thời. Duy trì hoạt động tổ giám sát dịch bệnh các xã, thị trấn thường xuyên theo dõi giám sát ở các thôn, xóm để kịp thời phát hiện những trường hợp mới phát sinh, giám sát chặt chẽ không để cho người chăn nuôi bán chạy lợn ốm, chết, vứt xác lợn chết ra môi trường. Quản lý chặt chẽ việc vận chuyển lợn từ vùng ngoài vào địa bàn, xử lý nghiêm với những trường hợp vận chuyển lợn trái phép, không rõ nguồn gốc vào địa bàn và đối với các hộ chăn nuôi thực hiện tái đàn không đúng quy định.

 

Thường xuyên tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh để nhân dân hiểu và chấp hành theo đúng quy định về phòng, chống dịch bệnh. Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và tái đàn theo đúng quy định.

 

Đối với các cơ quan chuyên môn: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động buôn bán, kinh doanh, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn trên địa bàn huyện, xử phạt nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc. Phối hợp với các xã, thị trấn kiểm tra các hố chôn lấp tiêu hủy lợn bị mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo vệ sinh môi trường.

 

Tin, ảnh: Nguyễn Chinh – Đài truyền thanh huyện
Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 53572

Trực tuyến: 1

Hôm nay: 65