Trang Thông tin điện tử

Thị trấn Bình Minh - Huyện Kim Sơn

Chủ nhật, 22/12/2024

1. Vị trí địa lý:

Thị trấn Bình Minh được thành lập ngày 28/01/1967 theo Quyết định số 27/QĐ-NV của Bộ Nội vụ. Nằm ở phía Nam huyện Kim Sơn, là trung tâm của tiểu khu IV, V với tổng diện tích địa giới hành chính 910,68ha, có 1.215 hộ, với 4.324 khẩu. Địa bàn được phân bố thành 13 khối dân cư, tiếp giáp với 5 xã trong huyện và 2 tỉnh bạn; Phía Đông giáp Sông Đáy, bên kia là huyện Nghĩa Hưng ( tỉnh Nam Định), phía Đông bắc giáp với xã Cồn Thoi, xã Kim Mỹ, phía Tây giáp với Sông Càn, phía bên kia là huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa), phía Nam giáp với xã Kim Hải, Kim Đông, Kim Trung.

Khi mới thành lập, diện tích tự nhiên của thị trấn được bàn giao là 918,39 ha, đến năm 1993 thực giện Chỉ thị số 364-CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã thì diện tích của thị trấn là 877,92ha, sau đo đạc hiện đại hóa bản đồ theo Dự án của tỉnh năm 2015 diện tích thị trấn có thay đổi, hiện nay là 910,38ha. Trong đó đất nông nghiệp là 570,21 ha, chiếm 62,64%, đất đô thị chưa sử dụng là 28,55 ha, chiếm 3,14%. Tuy nhiên, hiện nay thị trấn Bình Minh mới được trực tiếp sử dụng là 215ha, còn 695,63ha do Công ty TNHHMTV Bình Minh khai thác và sử dụng.

Khi mới thành lập, thị trấn Bình Minh có 620 hộ với 2.900 khẩu, đến nay đã có 1.234 hộ với 4.051 khẩu, sống tập trung ở 13 khối dân cư, dân số theo đạo Công giáo chiếm 18,71% và 12,34% dân số là tín đồ Phật giáo, 70% dân số có nguồn gốc xuất thân là công nhân và dân của thị trấn Bình Minh được hội tụ từ 26 tỉnh, thành phố trong cả nước. Vì vậy người dân của thị trấn mang nét văn hóa đa dạng, nhưng phần lớn là những người sống có nguyên tắc, có ý thức vì cộng đồng, giản dị và tiến thủ.

2. Truyền thống, lịch sử:

Thị trấn được thành lập là do quá trình quai đê lấn biển của đơn vị bộ đội, sau khi xong ngày 21/01/1961 chính thức làm lễ hạ sao chuyển thành Nông trường Quốc doanh Bình Minh, đến năm 1967 thị trấn Bình Minh được tách ra từ Nông trường Bình Minh. Do thành lập sau, dân cư sinh sống của nhiều địa phương khác nhau trong cả nước nên đến nay chưa có dòng họ lớn và các truyền thống lịch sử cũng không rõ nét mà chủ yếu là trồng cói, lúa và sản xuất hàng mẫu nhỏ từ cây cói.

3. Tiềm năng, thế mạnh:

Thị trấn Bình Minh là đơn vị trung tâm của tiểu khu IV, V, có nhiều thuận lợi trong giao thông thủy và bộ, với 2 phái tiếp giáp bởi Sông Càn và Sông Đáy, đồng thời có trục đường 481 (nay là Quốc lộ 12B) đi qua tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giao thoa văn hóa giữa các tỉnh lân cận. Có nhiều cơ quan, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn nên mặt bằng chung của thị trấn được nâng lên rõ rệt. Nhân dân Bình Minh đại đa số đều là công nhân của Nông trường Quốc doanh Bình Minh (nay là Công ty Trách nhiện hữu hạn một thành viên Bình Minh) nay đã về hưu và con em của họ nên nhận thức tương đối đồng đều, thu nhập ổn định từ nguồn lương hưu, nhân dân có truyền thống yêu quê hương, đất nước.

4. Kinh tế - xã hội:

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Chuyển đổi 130 ha đất vùng trũng sản xuất lúa kém hiệu quả sang mô hình nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, cho thu nhập trung bình trên 100 triệu đồng/ha/năm. Động viên, khuyến khích nhân dân đầu tư mua 14 máy gặt đập liên hoàn, 07 máy cày mini; Công ty mua 02 máy cấy, khung gieo mạ, xây dựng 02 nhà xấy; Năng xuất trung bình hàng năm đạt 83,3tạ/ha/năm (hầu hết lúa chất lượng cao), sản lượng năm đạt 4.296tấn, bình quân đầu người đạt 1.060kg.

Tổng đàn gia súc, gia cầm đàn trâu bò có 318 con; đàn lợn có 1.400 con; đàn chó có 309 con; đàn gà có 10.180 con; đàn vịt có 21.000 con; đàn ngan có 1.391 con. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị trấn là 60,96ha. Các hoạt động về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở địa phương tiếp tục duy trì góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, giá cả các mặt hàng trong năm ổn định đã đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân.

- Về xây dựng cơ bản: Trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được xây dựng khang trang, khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 12 năm 2008. Nhà Văn hóa Trung tâm thị trấn được khởi công xây dựng tháng 8 năm 2016 và là công trình chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng bộ, 50 năm thành lập thị trấn, Nhà Bia tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ đã được khánh thành và đưa vào sử dụng đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sỹ, 95% đường giao thông nội thị được đổ bên tông hoặc rải nhựa.

- Hoạt động Tài chính: Công tác thu - chi ngân sách có tiến bộ, số thu ngân sách hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch cấp trên giao. Tập trung khai thác các nguồn thu trên địa bàn đồng thời huy động và tranh thủ các nguồn Ngân sách của Nhà nước, tiết kiệm chi thường xuyên để đầu tư phát triển; đảm bảo chi cho con người, đáp ứng chi thường xuyên phục vụ nhiệm vụ chính trị. Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu huyện giao và dự toán Hội đồng nhân dân quyết định.

-  Về Văn hóa - xã hội:

Công tác thông tin tuyên truyền, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao: Quan tâm đầu tư xây dựng, củng cố nâng cấp hệ thống truyền thanh phục vụ cho công tác tuyên truyền; thường xuyên quan tâm lãnh đạo nâng cao chất lượng, phối hợp đa dạng các hình thức, tuyên truyền kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; tuyên truyền các ngày lễ, kỷ niệm và tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Chỉ đạo thực hiện có hiệu qủa các hoạt động văn hóa và phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đã duy trì các hoạt động vui xuân, mừng thọ người cao tuổi vào dịp đầu xuân năm mới; tuyên dương, khen thưởng học sinh thi đỗ Đại học, đạt thành tích cao trong học tập; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao. Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao lần thứ IV (năm 2013), lần thứ V (năm 2017); tổ chức Hội diễn Văn nghệ quần chúng (năm 2014, 2017), xây dựng bổ sung hương ước về thực hiện nếp sống mới; ban hành Quy chế về tổ chức lễ tang; thực hiện quy chế dân chủ; thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đời sống tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Đến nay thị trấn có 92,3% số khối đạt khối văn hóa (12/13 khối), 100% khối xây dựng được Nhà Văn hóa gắn với điểm vui chơi cho thanh - thiếu niên - nhi đồng.

Sự nghiệp giáo dục được đặc biệt quan tâm và từng bước đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Từ năm 2011 đến nay UBND đã tham mưu cho Đảng ủy đã ban hành 5 Nghị quyết và lãnh đạo tổ chức thực hiện trong phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương trong đó quan tâm công tác quản lý, xây dựng nhà trường vững mạnh; rèn luyện đội ngũ cán bộ, viên chức; nâng cao chất lượng dạy và học; xây dựng trường chuẩn quốc gia. Huy động 57,44% cháu trong độ tuổi đến nhà trẻ, 100% trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1, không có học sinh bỏ học, 100% học sinh lớp 5 vào THCS, học sinh lớp 9 vào THPT đạt từ 85-90%; hàng năm số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đứng tốp đầu các trường trong huyện, trong nhiệm kỳ có 04 học sinh đạt giải Quốc gia. Từ năm 2011 đến nay thị trấn có 134 cháu thi đỗ vào các Trường Đại học. Trường THCS được công nhận đạt chuẩn Quốc gia tháng 12/2012, Trường Tiểu học đạt chuẩn mức độ II tháng 12/2014, trường Mầm non được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tháng 12/2012.

Công tác y tế, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, thực hiện chính sách Dân số kế hoạch hóa gia đình và trẻ em được quan tâm: Thường xuyên chỉ đạo thực hiện tốt y tế dự phòng và các chương trình quốc gia về y tế. Duy trì thường trực khám chữa bệnh cho nhân dân không để xảy ra vi phạm chuyên môn, chú trọng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Đội ngũ cán bộ y tế và y tế khối được củng cố và tăng cường, thị trấn duy trì chuẩn quốc gia về y tế, tiên tiến về y học cổ truyền;

Các chính sách xã hội, chính sách người có công, bảo trợ xã hội giảm nghèo, giải quyết việc làm được thực hiện nghiêm túc. Hằng năm đã thực hiện tốt chính sách đề ơn đáp nghĩa; thăm hỏi động viên hỗ trợ gia đình chính sách, tiếp nhận chi trả chế độ cho người có công, hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội theo đúng quy định của Nhà nước; tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tích cực đóng góp ủng hộ các quỹ chuyên dùng. Tổ chức thăm hỏi động viên gia đình chính sách dịp 27/7 và tết Nguyên đán; hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn đột xuất, hỗ trợ gia đình chính sách xây, sửa nhà ở, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Trong 5 năm đã tiếp nhận hỗ trợ 31 tấn gạo, 465 triệu đồng cho 1.500 lượt hộ chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn đảm bảo chính xác, kịp thời, đúng đối tượng không để xảy ra khiếu kiện; trích Qũy Đền ơn đáp nghĩa hỗ trợ thăm hỏi gia đình chính sách số tiền 8 triệu; trích từ Quỹ Vì Người nghèo hỗ trợ 15 triệu đồng cho 05 hộ gia đình nghèo phát triển kinh tế. Đến nay hộ nghèo theo tiêu chí mới của địa phương là 165 hộ (14,86%), không để xảy ra bạo lực gia đình và vi phạm quyền trẻ em.

- Công tác quốc phòng, an ninh:

Công tác quân sự quốc phòng địa phương; coi trọng công tác xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên, xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh; chú trọng xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân; quan tâm chỉ đạo công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, đã bàn giao cho quân đội 41 công dân đủ tiêu chuẩn để tham gia quân đội. Thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội. Trong nhiệm kỳ đã đề nghị biên chế 1 Chỉ huy Phó quân sự, 13 Khối Đội trưởng; duy trì biên chế dân quân và lực lượng dự bị động viên. Tổ chức huấn luyện dân quân hằng năm đạt kết quả tốt; tích cực tham gia công tác phòng chống bão lụt. Phối hợp với Đồn Biên phòng Kim Sơn triển khai thực hiện Nghị Định 71/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác Biên phòng tại thị trấn.

An ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững; Thường xuyên chỉ đạo củng cố lực lượng công an, duy trì chế độ thường trực, giao ban, sẵn sàng chiến đấu, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, quản lý nhân hộ khẩu, quản lý đối tượng; tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự công cộng, trật tự giao thông; đảm bảo an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh nội bộ; tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, giải quyết kịp thời những phát sinh không để trở thành điểm nóng, phức tạp; thường xuyên thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để nhân dân cảnh giác. Trong thời kỳ trên địa bàn không xảy ra trọng án và các vụ việc đông người có tính chất phức tạp gây mất ổn định chính trị và trật tự xã hội.
 

5. Danh sách Ban chấp hành Đảng bộ, lãnh đạo HĐND và UBND thị trấn:

DANH SÁCH

Ban chấp hành Đảng ủy, lãnh đạo HĐND, lãnh đạo UBND thị trấn Bình Minh
 nhiệm kỳ 2020-2025

TT

Họ và tên

Chức vụ công tác hiện nay

Số điện thoại

I

DANH SÁCH BCH ĐẢNG ỦY THỊ TRẤN

 

1

Đào Thị Minh Hạnh

Bí thư Đảng bộ thị trấn

0352768422

2

Hoàng Tiên Phong

Phó bí thư TT, Chủ tịch HĐND TT

0983863832

3

Hà Tiến Dũng

Phó bí thư, Chủ tịch UBND TT

0913.061.012

4

Vương Xuân Chiến

ĐUV, Phó chủ tịch UBND TT

0977778329

5

Vũ Huy Điền

ĐUV, Phó Chủ tịch HĐND TT

0947183306

6

Tạ Hùng Cường

ĐUV, Chủ tịch UBMTTQ TT

0917709732

7

Nguyễn Tiến Dũng

ĐUV, Chỉ huy trưởng BCHQS TT

0982641934

8

Nguyễn Việt Hà

ĐUV, Trưởng Công an TT

0938301080

9

Nguyễn Thị Hương

ĐUV, Chủ tịch Hội LHPN TT

0984027189

10

Võ Thị Thanh Bình

ĐUV, Chủ tịch Hội Nông dân TT

0839653339

11

Đoàn Thị Hằng

ĐUV, CC Văn phòng-Thống kê

0977636995

12

Đoàn Lâm Phôn

ĐUV, Bí thư ĐTN

0969677635

13

Đỗ Thị Điệp

ĐUV, Phó chủ nhiệm UBKT

0386452725

II

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO HĐND TT

 

1

Hoàng Tiên Phong

Phó bí thư TT, Chủ tịch HĐND TT

0983863832

2

Vũ Huy Điền

ĐUV, PCT HĐND TT

0947183306

III

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO UBND TT

 

3

Hà Tiến Dũng

Phó bí thư, Chủ tịch UBND TT

0913061012

4

Vương Xuân Chiến

ĐUV, Phó chủ tịch UBND TT

09777783

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 88557

Trực tuyến: 20

Hôm nay: 90